Trang chủ / Blog / HÀ THỦ Ô DƯỢC LIỆU QUÝ TRONG Y HỌC có nhiều tác dụng không đơn giản chỉ là đen tóc!!!!

HÀ THỦ Ô DƯỢC LIỆU QUÝ TRONG Y HỌC có nhiều tác dụng không đơn giản chỉ là đen tóc!!!!


Thành phần của Hà Thủ Ô đỏ: Trong vị thuốc này, nổi bật lên hai nhóm chất:

 

Nhóm thứ nhất Anthranoid trong hà thủ ô đỏ

Anthranoid, chiếm tới tỉ lệ 1,7% là những thành phần gây tăng nhu cầu ruột, và làm cho phân bị nát lỏng, có lợi cho trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, phân bị táo bón. Trong các thành phần loại này bao gồm chrysophanol: C15H10O4,, emodin: C15H10O5,rhein: C15H8O6, chrysophanol anthron: C15H12O3, rhapontin: C21­H24O9, 2, 3, 5, 4 Tetrahydroxystiben – O-↓ – D – glucosid.

Nhóm thứ hai (tannin) trong hà thủ ô đỏ

Tannin là những thành phần, đưa lại vị chát cho các vị thuốc Đông dược nói chung. Nó có lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể hư hàn, đại tiện nát lỏng, song bất lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, đại tiện táo bón.(Nên dùng hà thủ ô viên mè đen cho viêm đại tràng thể nhiệt)

Ngoài ra, trong vị thuốc còn có các chất đạm (1,1%), chất béo (3,10%), tinh bột (45,2%), chất vô cơ (4,5%), các chất tan trong nước lên tới 26,4%. Một chất khá quan trọng có trong Hà Thủ Ô, đó là hợp chất lexitin, một phosphatid, là sự kết hợp của acid glycerophosphoric với một phân tử cholin và hai phân tử acid béo.


Công dụng chữa bệnh của hà thủ ô ít người biết

Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, hà thủ ô còn được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả khác như:

  • Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, loài cây này còn giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Đồng thời, trong một số trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém sử dụng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Bổ can thận: Nước thủ ô khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…
  • Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lexitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.
  • Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thủ ô sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
  • Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
  • Chữa tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.
  • Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Không chỉ có vậy, sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh
  • Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ thủ ô giúp chữa đau mỏi chân tay, di tinh, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt và lợi tiểu… rất hiệu quả.
  • Trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
  • Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể… Không những thế, dược liệu này còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.

Một số lưu ý khi sử dụng

Hà thủ ô là loại dược liệu quý nhưng cần sử dụng đúng thời điểm, đúng cách, đúng liều lượng để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cụ thể như sau:

Kiêng dùng hà thủ ô với củ hành, củ tỏi, củ cải, gừng, ớt, hạt tiêu vì đây đều là những loại gia vị có tính nóng, dễ làm phân tán chất dinh dưỡng trong thảo dược, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng.

Nếu sử dụng hà thủ ô với công dụng làm đen tóc, nên kiên trì uống trong vòng 6 – 12 tháng để đạt hiệu quả như mong đợi.

Hà thủ ô có tính ôn nên có thể gây nóng trong khi sử dụng.

Hà thủ ô chống chỉ định với một số đối tượng nhất định, bao gồm: Người đang điều trị ung thư, người có vấn đề về tiêu hóa, phụ nữ vừa sinh xong, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.

(trong hà thủ ô me ken dung sau 1-2h thì có cảm giác đói bụng nhanh để chứng minh cho việc nhuận trang tốt và đã chế biến chất lương cao)